Phương pháp giáo dục cho não phải theo phương pháp Glenn Doman

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHO NÃO PHẢI THEO PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN

Ở bài viết "Cách học của trẻ sơ sinh từ 0-6 tuổi" ta đã hiểu được giai đoạn sơ sinh là giai đoạn trẻ học gần như hoàn toàn bằng não phải, mà giáo dục truyền thống cho trẻ lớn là phương pháp giáo dục chủ yếu dành cho não trái, nên ta không thể áp dụng phương pháp giáo dục truyền thống dành cho trẻ sơ sinh 0-6 tuổi được.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những điều cốt lõi của phương pháp giáo dục dành cho não phải của Glenn Doman.

1. Não phải là não của âm thanh và hình ảnh
Điều này lí giải tại sao trẻ rất thích xem hoạt hình và quảng cáo, bởi những chương trình này có âm thanh và hình ảnh rất nhanh và liên tục.
Chính vì vậy, phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman sử dụng những tấm thẻ học liệu và tốc độ tráo thẻ rất nhanh(1 hình/1 giây) để kích thích trẻ.

Mỗi một tấm thẻ(thẻ chữ, thẻ chấm hay thẻ hình) thì đều là một hình ảnh, và trẻ học bằng cách chụp hình tự nhiên(tốc độ chụp hình là 1hình/1 giây). Nếu bố mẹ tráo thẻ chậm thì bé sẽ chán và không muốn học nữa, có nhiều bố mẹ sợ tráo nhanh vậy con học không kịp nên cứ giơ thật lâu cho trẻ nhìn nhưng thực tế trẻ chỉ cần 1 giây là đã học xong rồi (khả năng thần kì này người lớn không còn nữa).

Nhưng tuy nhiên, có nhiều trẻ lại không thích học theo kiểu tráo thẻ, khi này ta sẽ cần hiểu về thật kĩ phương pháp và cách vận hành não bộ của trẻ để có thể biến hóa theo mọi kiểu dạy khác mà vẫn hiệu quả tối ưu.

2. Não phải là não của cảm xúc
Chính vì trẻ học theo cảm xúc nên trẻ sẽ học tốt nhất khi vui vẻ thoải mái, chính vì vậy trước khi dạy trẻ ta nên chơi với trẻ để trẻ vui vẻ thoải mái, và tuyệt đối không dạy trẻ lúc trẻ buồn bực, không vui, đói, mệt,...Bố mẹ phải luôn biết khen ngợi động viên trẻ mỗi khi trẻ học được một điều gì đó, tuyệt đối không chê bai, quát tháo hay bực dọc với trẻ.

Nên nhớ, học là một bản năng của trẻ, mọi trẻ đều khát khao học hỏi. Cho nên, một điều chắc chắn là mỗi khi bố mẹ dạy trẻ học mà đúng phương pháp thì trẻ đều hứng thú, chăm chú vô cùng. Nếu phụ huynh nào đó dạy trẻ mà trẻ chán, quay đi không học thì chỉ chứng tỏ một điều là phụ huynh đó đã dạy sai phương pháp, phụ huynh đó đã không chịu tìm hiểu kĩ cách học của trẻ, đã dạy theo cách nghĩ của mình (trong khi đó cách học của trẻ khác hoàn toàn với cách học của người lớn chúng ta).

Lưu ý quan trọng: Như người lớn chúng ta dù chán học còn có lí trí động viên cố lên, nhưng trẻ được điều khiển bằng não phải là não của cảm xúc chứ không có lí trí như não trái của chúng ta. Chính vì vậy, nếu ta đã làm cho trẻ chán học thì rất khó để trẻ thích thú học trở lại. Cho nên chúng ta cần "nghiêm túc" tìm hiểu phương pháp trước khi bắt đầu dạy trẻ.

3. Não phải ghi nhớ thông tin một cách ồ ạt
Khác với não trái là ghi nhớ thông tin theo kiểu tư duy, logic, từng chút một, từ điều này rồi mới dẫn đến điều kia, thì não phải lại ghi nhớ thông tin một cách ồ ạt và nguyên mảng, nó không phân biệt đơn giản hay phức tạp, cứ ghi nhớ cái đã rồi từ tổng thể mà nó tổng hợp được để tìm ra chi tiết.
Ví dụ trẻ học các chữ mẹ, cha, nồi, bàn, ghế,...trẻ không hề đánh vần mà ghi nhớ nguyên hình dạng của tất cả các từ đó, khi học đủ thông tin đầu vào thì trẻ sẽ tự tổng hợp ra quy luật, đưa một chữ mới hoàn toàn trẻ sẽ tự đọc được.
Dạy toán cũng vậy, lúc đầu 1+1=2 là gì trẻ cũng chưa hiểu nhưng trẻ cứ ghi nhớ cái đã, khi đưa đủ thông tin trẻ sẽ tự tổng hợp ra quy luật công trừ nhân chia, khi đưa phương trình mới hoàn toàn trẻ sẽ giải được một cách nhanh chóng(thậm chí nhanh hơn người lớn).

Năng lực của các em nhỏ thật thần kì và không giới hạn, nhưng bố mẹ không kích hoạt nó lên thì nó sẽ mai một dần rồi trở thành một em bé bình phàm. Người lớn chúng ta không hiểu thì lại cứ nghĩ trẻ bé tí thì biết gì mà học, nhưng thực tế thì lại khác, năng lực tiếp thu của trẻ là khổng lồ và người lớn không sao lại được với sức tiếp thu khổng lồ đó.

Nhưng nếu chúng ta không dạy trẻ một cách đúng phương pháp để tận dụng triệt để - tối ưu năng lực tuyệt vời này của trẻ thì nó sẽ mất dần đi và trở nên vô cùng lãng phí.

4. Khả năng lưu giữ thông tin của não phải là rất kém.
Chính vì điều này ta có thể thấy trẻ rất nhanh quên, "dạy trước quên sau", chính vì vậy khi dạy trẻ bất kể điều gì ta đều phải dạy theo một công thức - tần số - tần suất nhất định để trẻ có thể ghi nhớ vĩnh viễn nó.

------------------------
Xem thêm:
- Thời gian dạy trẻ mỗi ngày theo phương pháp Glenn Doman >
Share on Google Plus

About Giáo Dục Từ Sớm

Chúng tôi muốn giúp cho các bố mẹ có được một phương pháp nuôi dạy con trẻ thông minh hơn, khoa học hơn, tiên tiến hơn. Chúng tôi làm điều này bởi chúng tôi có một tình yêu đặc biệt với các em bé "thiên thần" hoàn toàn hồn nhiên và trong sáng. Chúng tôi tin rằng các em bé hoàn toàn "Xứng Đáng" được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời hơn từ bố mẹ để có được một tương lai sáng lạn hơn, thành công hơn và hạnh phúc hơn!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét