Tóm tắt Chương 3 - Sách “DẠY TRẺ THÔNG MINH SỚM” của giáo sư Glenn Doman
NHỮNG NỖI KHỔ CỦA TRẺ SƠ SINH BỐ MẸ CẦN THẤU HIỂU
Ảnh minh họa: Nỗi khổ của trẻ sơ sinh - Dạy trẻ thông minh sớm |
Người lớn chúng ta thường nghĩ rằng,
trẻ sơ sinh rất sung sướng, chỉ có mỗi việc là bú no nê rồi ngủ.
Trên thực tế, trẻ không thực sự được
thoải mái như thế.
BẠN CÓ BIẾT, ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC THẾ GIỚI NÀY, CON YÊU ĐÃ HOÀN
THÀNH MỘT HÀNH TRÌNH GIAN NAN NHẤT TỪNG CÓ TRONG ĐỜI?
Đầu tiên, ai cũng hiểu được rằng người
mẹ trong quá trình sinh nở vô cùng vất vả, nhưng sinh nở là hoạt động tương
tác, trẻ cũng gặp phải nhiều khó khăn không
kém mẹ nó để được có mặt trên cõi đời này.
Sau đó, khi đã lọt lòng, trẻ lại lập
tức phải thích nghi với môi trường mới khác hoàn toàn bầu nước ối êm ả của mẹ. Trẻ
không chỉ phải học cách cử động chân, tay khi không có lực hỗ trợ của nước ối, mà
còn phải nhanh chóng kiểm soát nhịp hô hấp để được sống sót.
Không chỉ vậy, từ bây giờ trở đi, trẻ
lại phải đón nhận những nhiệm vụ cam go là phân biệt các sự vật xung quanh bằng
các năng lực yếu ớt của mình..
- Thị giác: Tuy có phản ứng với ánh
sáng nhưng vẫn gần như một dạng mù, không thể nhìn rõ bất kể cái gì.
- Thính giác: Tuy có phản ứng với âm
thanh đủ lớn hoặc trong môi trường tĩnh lặng, nhưng về cơ bản vẫn gần như bị điếc
bởi không thể nghe rõ ràng được những âm thanh này.
- Xúc giác: Dù đã hoạt động nhưng mới
chỉ ở dạng thô sơ.
- Vận động: Trẻ có thể cử động tay
chân nhưng các chuyển động hướng về phía trước hết sức khó khăn.
- Ngôn ngữ: Trẻ chỉ có thể dùng đúng
một tiếng khóc để phản ứng với mọi sự việc xung quanh.
- Điều khiển tay: Trẻ có thể nắm
nhưng lại không thể thả ra cho dù có rất muốn chăng nữa.
Nói chung, những trẻ vừa mới chào đời
đều phải đấu tranh rất nỗ lực để vượt qua tình
cảnh gần như mù, điếc, câm và bất động.
Tưởng tượng mọi chuyện sẽ thế nào nếu
bạn bị rơi vào tình cảnh như trẻ?
Đây hoàn toàn là trạng thái chẳng lấy
gì làm vui vẻ, thoải mái cả.
Là trẻ sơ sinh chẳng hề dễ dàng và an
toàn..
CÂU HỎI DUY NHẤT CẦN ĐẶT RA BÂY GIỜ LÀ LIỆU CHÚNG TA
CÓ NÊN GIÚP ĐỠ TRẺ HAY ĐỂ TRẺ TỰ XOAY XỞ?
Thực tế cho thấy một điều đáng buồn,
hầu hết những điều người lớn chúng ta làm với trẻ lại thường gây tác động xấu đến
trẻ, nhưng lại tỏ ra khá hiệu quả hay tiện lợi đối với người lớn.
Không biết đây là vì lợi ích của đứa
trẻ hay vì lợi ích của chúng ta?
Trẻ thường bị quấn trong hàng bao
nhiêu lóp chăn tã, bất kể mùa nào trong năm. Chúng ta bật điều hòa ở mức nhiệt
độ khiến chúng ta thấy thoải mái. Nhưng các trẻ sơ sinh thường cần môi trường ấm
áp hơn chúng ta, bởi thế chúng thường được bao bọc rất kỹ càng trong vài tháng
đầu đời.
Kết quả là trẻ khó có thể cử động.
Nên đến khi thay tã, trẻ sẽ tận dụng quãng thời gian tự do hiếm hoi này để khuơ
tay đạp chân loạn xị, cựa quậy liên tục, khiến cho chúng ta phát cáu vì không thay
đồ được cho bé.
Ngoài ra, ngay từ khi mới ra đời, bé
hầu như toàn bị đặt nằm ngửa chẳng khác nào một con rùa bị lật ngửa. Mọi cử động
chân tay của bé đều vô hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu bé được đặt nằm sấp
trên một mặt sàn nhẵn và ấm, tất cả những cử động tay chân ngẫu nhiên lại giúp
bé di chuyển cực kỳ hiệu quả. Bất cứ lúc nào được đặt nằm sấp, bé sẽ ngay lập tức
thử hàng trăm lần để học cách cử động tay chân sao cho trườn được.
Tạo hóa đã ban cho trẻ sơ sinh niềm đam
mê chuyển động, và bé sẽ tận dụng mọi kẽ hở có thể cho công việc này.
Nếu bạn nhẩm tính khoảng thời gian các
bé sơ sinh ngày nay được thả cho tự do trườn trên mặt sàn ấm và nhẵn, chắc hẳn
bạn sẽ thấy đó gần bằng con số
không.
Kể cả khi chúng ta tạo cơ hội cho trẻ
được cử động, chúng ta vẫn giới hạn
nghiêm ngặt vùng di chuyển bằng cách đặt trẻ trong các thiết bị như nôi, cũi, xe đẩy hoặc khung tập đi. Các thiết bị này
được tạo ra với mục đích có thể trông nom trẻ từ xa để rảnh tay làm việc. Tuy nhiên, sẽ khiến trẻ không được tự do
phát triển các kỹ năng trườn, bò.
Hơn nữa theo thống kê, các thiết bị
tưởng chừng để đảm bảo an toàn cho trẻ này là nguyên nhân hàng đầu gây chấn
thương do ngã, lật khỏi nôi, cũi, xe.
Nhìn nhận lại kỹ càng hơn, chúng ta
có thể thấy mình đã quá ích kỷ, vô tình và cực kỳ thiển cận khi tạo ra các điều
kiện môi trường cho trẻ sơ sinh lại chỉ hoàn toàn dựa trên tiện ích dành cho
chúng ta, tước đi quyền lợi căn bản của
trẻ là được vận động, khám phá và phát triển tối đa năng lực bản thân.
BÀI HỌC RÚT RA:
- Trẻ sơ sinh được ở gần mẹ và gần mặt sàn bao nhiêu thì càng thuận tiện cho sự vận động của trẻ và càng an toàn bấy
nhiêu.
- Trước khi định làm gì với trẻ, hãy
xem xét cẩn thận, đừng ngáng đường phát
triển của trẻ.
BÀI VIẾT LIÊN
QUAN:
- Tóm tắt chương 4 Cuốn “Dạy trẻ thông minh sớm” của giáo sư Glenn Doman
(đường link đang cập nhật) >
CHÚ
Ý: Bạn có thể tải HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ trọn cả bộ 5 cuốn Ebook
và Audio-book của giáo sư Glenn Doman tại đường link dưới đây:
ĐẶC
BIỆT HƠN.. bạn có muốn nhận một cẩm nang gồm những kiến thức còn
ĐẦY ĐỦ và CHUYÊN SÂU HƠN cả 5 cuốn trên, những kiến thức trong cẩm nang này đều là những Nền Tảng vô cùng quan trọng mà các phương pháp Giáo Dục Sớm Tiên Tiến Nhất trên thế giới như là phương pháp Glenn Doman cũng đều phải dựa trên Nền Tảng này, đó là
cẩm nang “KÍCH HOẠT NÃO BỘ TRẺ TOÀN DIỆN??
Bình thường để có được cẩm nang “KÍCH HOẠT NÃO BỘ TRẺ TOÀN DIỆN” quý giá này,
các phụ huynh khác đã phải bỏ ra 200.000 VNĐ để mua nó, nhưng ngày hôm nay, bạn có
thể nhận nó HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ:
0 nhận xét :
Đăng nhận xét