
Thoạt nhìn,
các em bé dường như chỉ bận tâm đến những quy trình sinh học, ví như ăn, ị hay
trớ ra đầy áo bạn. Điều này đã đánh lừa rất nhiều người khiến họ tin rằng các em bé không hề suy nghĩ về điều
gì hết.
Các Nghiên
Cứu Khoa Học Hiện Đại Lại
Hé Lộ Một Quan Điểm Trái Ngược Hoàn Toàn. Giờ đây chúng ta biết được
rằng mối bận tâm sinh học lớn nhất của một em bé được quyết định bởi não bộ, cơ
quan nằm phía trên cổ của các em. Trẻ sơ
sinh từ lúc chào đời đã cài đặt sẵn các phần mềm học hành, nhận biết trong các ổ
cứng thần kinh.
Meltzoff đã tiến hành một loạt thí nghiệm để khám phá
xem trẻ được “lập trình sẵn” cho việc học tập đến mức nào, và nhạy cảm tới mức
nào với những tác động bên ngoài trong quá trình theo đuổi mục tiêu ấy.
Meltzoff dựng lên một chiếc hộp gỗ, phủ ngoài bằng một tấm nhựa màu vàng cam,
bên trong lắp một bóng đèn. Khi ông chạm vào tấm nhựa, đèn bật sáng.
Meltzoff đặt chiếc hộp ở giữa ông và một bé gái vừa
thôi nôi, sau đó trình diễn một tiết mục bất ngờ. Ông tiến tới và chạm trán
mình vào phần trên chiếc hộp, làm cả khối hộp sáng bừng. Em bé không được động
vào hộp. Thay vào đó, em và mẹ được yêu cầu rời khỏi phòng. Một tuần sau đó, em
bé và mẹ quay trở lại phòng thí nghiệm, Meltzoff tiếp tục đặt chiếc hộp giữa
mình và em bé. Lần này ông không làm gì mà chỉ quan sát. Em bé không băn khoăn
một mảy. Như thể đã được ra hiệu, em lập tức khom người xuống và chạm trán mình
vào chiếc hộp. Em bé vẫn còn nhớ! Em mới chỉ được chứng kiến sự kiện này có một
lần, nhưng có thể nhắc lại chính xác, mà sau đó tận một tuần. Em bé nào cũng có thể làm thế!
Trên đây chỉ
là một ví dụ nhỏ chứng minh rằng các bé từ lúc chào đời đã được trang bị
một loạt những năng lực nhận thức phi thường. Chúng tiếp nhận mọi thứ mà chúng có thể nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận thấy.
Có một ví dụ ngộ nghĩnh cho nhận định này. Trên đường
đưa cô con gái 3 tuổi đi gửi trẻ, một bác sĩ nhi khoa để bộ ống nghe ở ghế sau
và để ý thấy cô con gái bắt đầu nghịch nó, thậm chí còn cho ống nghe lên tai
như thật. Cô bác sĩ mừng ra mặt: con gái đang tiếp bước sự nghiệp của mình! Còn
cô nàng bé bỏng thì tóm lấy ống nghe, đưa lên miệng và dõng dạc tuyên bố: “Chào
mừng quý khách đến với McDonald’s. Quý khách muốn gọi món gì ạ?”
ĐÚNG VẬY,
CÁC BÉ LIÊN TỤC QUAN SÁT, GHI NHỚ VÀ BẮT CHƯỚC BẠN.
Việc đó nhanh chóng chuyển từ chỗ “vui là chính” sang
“nghiêm túc đấy”, đặc biệt là khi cha mẹ bé bắt đầu có chuyện gây gổ với nhau sử dụng rất nhiều những từ ngữ tiêu cực, thái độ hằn
học, hành vi cục cằn thì trẻ cũng sẽ đều quan sát, ghi nhớ và bắt chiếc bạn. Cho nên, hãy luôn cẩn trọng với từng ngôn từ, thái độ,
hành vi của mình nhé.
Trẻ nhỏ học từng giây phút lúc tỉnh táo, và chúng ta
hàng ngày chính là người thầy lớn nhất đang dạy chúng - dù chúng ta có ý thức
được điều đó hay không.
“Nếu ví bố mẹ là thợ nặn, thì
con trẻ sẽ là đất nặn”.
Nếu người thợ nặn gốm khi nặn mà
không ý thức thì có thể sẽ nặn ra một hình thù xấu xí, dị hợm nào đó. Nếu người
thợ nặn gốm chủ động ý thức việc nặn của mình nhưng lại không có kiến thức, kĩ
năng nặn cần thiết thì vẫn sẽ cho ra những sản phẩm không mong muốn.
Tương tự vậy, nếu chúng ta dạy các bé trong khi không
ý thức được điều đó thì rất nguy hiểm, chúng ta có thể vô tình dạy cho chúng những
điều tiêu cực. Còn nếu chúng ta ý thức được nhưng lại không có kiến thức, kĩ
năng cần thiết thì chúng ta vẫn có thể dạy sai hoặc hiệu quả thấp.
Cho nên, việc bố mẹ phải bổ sung những kiến thức, kĩ
năng dạy con đúng đắn là rất quan trọng để có thể “nặn” ra một sản phẩm tuyệt vời
như ý.
Và để có những
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG đúng đắn này thì chúng tôi có 2 tài liệu sau có thể giúp bạn:
1. Cẩm nang “KÍCH HOẠT NÃO BỘ TRẺ TOÀN DIỆN”
bao gồm những kiến thức Nền Tảng.
Bình thường
cẩm nang này được bán 200.000 VNĐ nhưng
nay bạn sẽ được dành tặng HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ tại
đây:
2. “SỔ TAY VÀNG GLENN DOMAN” bao gồm những
kiến thức Chuyên Sâu.
Bạn có thể
tham khảo tại đây:
Chúc các bạn
sẽ là những ông bố bà mẹ dạy con thông minh đem đến cho con yêu nhà mình những
điều đúng đắn và tuyệt vời nhất!
_____________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
0 nhận xét :
Đăng nhận xét