CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ ĐÃ NUÔI DƯỠNG NÃO BỘ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH CHƯA?? - Tóm tắt chương 4 sách "Dạy trẻ thông minh sớm" của Glenn Doman


CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ ĐÃ NUÔI DƯỠNG NÃO BỘ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH CHƯA??

(tóm tắt chương 4: Đồng hồ báo thức, sách “Dạy trẻ thông minh sớm” của giáo sư Glenn Doman)

Chúng ta đã nhắc nhiều về những điều không nên làm nhưng lại mới manh nha nói đến những điều chúng ta nên làm để tạo ra môi trường tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta.

Đã đến lúc chúng ta cần xem xét kĩ hơn.

Bấy lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những mốc chủ chốt trong quá trình phát triển của trẻ sẽ tự nhiên đến vì đó đơn thuần là kết quả của việc đứa trẻ lớn dần theo năm tháng. Ví dụ, đến 12 tháng tuổi bé sẽ tự có khả năng đi lại.

Vâng đúng là 12 tháng tuổi là mốc trung bình cho một đứa trẻ bắt đầu tập đi. Nhưng phải chăng đây là mối liên hệ nào đó hay chỉ đơn thuần thời gian trôi qua và đứa trẻ có được khả năng đi lại?

Và câu trả lời đó là: Quá trình phát triển của trẻ là sản phẩm của tổng các kích thích từ môi trường sống. Quá trình này không hề phụ thuộc vào sự tuyến tính của thời gian.

Thử hỏi nếu ta dùng một loại dụng cụ nào đó giữ trẻ bất động ngay từ khi mới sinh, rồi cứ thế cho ăn chăm sóc đến 12 tháng tuổi thì thả nó trên sàn rồi bảo “Đi xem nào, giờ con đã 12 tháng tuổi rồi đó” thì chắc chắn đứa trẻ đó sẽ không đi được.

Hay chúng ta cũng chỉ nuôi trẻ mà không bao giờ giao tiếp với trẻ, đến 12 tháng tuổi thì bảo con nói đi, chắc chắn đứa trẻ đó cũng không nói được một từ nào.

Hãy nhớ rằng, “Bộ não lớn lên nhờ hoạt động”, không phải do một thời gian biểu được ấn định sẵn nào cả.

bo-nao-lon-len-nho-hoat-dong-day-tre-thong-minh-som
Bộ não lớn lên nhờ hoạt động - Dạy trẻ thông minh sớm

Nhiều người trong chúng ta vẫn thích để trẻ phát triển một cách tự nhiên, nhưng thực tế thì chúng ta vẫn luôn luôn can thiệp vào những nỗ lực riêng của trẻ, dù là cố tình hoặc vô tình. Có những vô tình đã kích hoạt các năng lực thiên bẩm giúp bé trở thành thiên tài, nhưng có những vô tình lại gây tác động xấu đến trẻ làm chậm lại thậm chí làm chặn lại quá trình phát triển não bộ của trẻ.

Chúng ta hãy xét 3 gia đình sống cạnh nhau ở vùng ngoại ô: có gia đình Xanh, cạnh đó là gia đình Nâu, và cuối cùng là gia đình Trắng.

Vào cùng một ngày các bà mẹ của 3 gia đình trên cùng sinh con, nhưng sau một thời gian khả năng thị giác của bé nhà Xanh phát triển một cách vượt trội, bé nhà nâu thì thị giác phát triển một cách bình thường, còn bé gia đình Trắng thì lại phát triển một cách chậm hẳn.

Cả ba bà mẹ của ba gia đình đều cho rằng tình trạng con cái họ đều do gen quy định sẵn, nhưng trên thực tế thì ba đứa con của ba gia đình hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự khác biệt về gen.

Chúng là sản phẩm của môi trường sống.

Cụ thể sự khác biệt của 3 bé ở 3 gia đình trên nằm ở yếu tố kích thích vùng thị giác trên não bộ, chúng sẽ kết hợp với các yếu tố khác làm nên bộ não hoàn chỉnh.

Mỗi đứa trẻ là sản phẩm của số lần các ông bố bà mẹ bật tắt đèn, mặt trời lặn và mặt trời mọc và điều quan trọng nhất là có bao nhiêu lần ánh sáng gây phản ứng ở mắt trẻ.

Việc chúng ta bật tắt đèn trong căn phòng tối sẽ gây phản ứng với ánh sáng. Đồng tử trẻ sẽ tự động co lại trước ánh sáng và giãn nở ra trong bóng tối. Ở nhiều gia đình, hoạt động này diễn ra ngẫu nhiên vài ba lần.
Từ trước đến nay, làm gì có ông bố nào về nhà và hỏi vợ mình, “Hôm nay em đã bật và tắt đèn cho con được bao nhiêu lần rồi?”

Đứa bé nhà Xanh là sản phẩm của một môi trường hoàn hảo (cho dù nhà Xanh không chủ tâm tạo ra môi trường này).

Đứa bé nhà Nâu là sản phẩm của môi trường phát triển bình thường, đây cũng hoàn toàn là trường hợp ngẫu nhiên.

Đứa bé nhà Trắng là sản phẩm của một môi trường thiếu đi các kích thích dành cho thị giác. Thật không may đây cũng lại là trường hợp ngẫu nhiên.

Chúng ta cho con ăn những thực phẩm tốt nhất mà chúng ta mua được. Vậy mà chúng ta nuôi dưỡng não bộ của trẻ một cách NGẪU NHIÊN.

Hãy nhớ rằng, “Bộ não lớn lên nhờ hoạt động”, không phải do một thời gian biểu được ấn định sẵn nào cả.

Khi bố mẹ biết cách Dạy Trẻ Thông Minh Từ Sớm, bé sẽ nhận được nhiều kích thích hơn, bé đạt được năng lực thị giác sớm hơn, bé sẽ có nhiều cơ hội tuyệt vời hơn để học hỏi vạn vật xung quanh trong suốt thời kì não bộ phát triển bùng nổ(đây là thời kì hoàng kim của não bộ - là tiền đề cho trí thông minh của trẻ sau này).

Năng lực thị giác cũng góp phần hoàn thiện các chức năng khác của hệ thần kinh. Một khi đã nhìn được, bé sẽ sớm hiểu được những gì chúng ta nói với bé. Một khi bé đã nhìn được, nhu cầu vận vận động của bé sẽ tăng lên đáng kể. Những vận động này vừa kích thích cơ quan xúc giác của bé, vừa giúp bé phát triển khả năng nhìn. Những cử động ngày càng tăng của bé giúp lồng ngực bé nở to ra, do đó hệ hô hấp của bé cũng được cải thiện. Việc thở tốt hơn cho phép bé dễ dàng phát ra âm thanh và truyền đạt các ý muốn của mình dễ hơn.

Như vậy bắt đầu một chu trình những sự kiện tốt đẹp, mỗi sự kiện thúc đẩy sự kiện khác, mỗi sự kiện khơi mở đường đi cho một khả năng mới của bé.

Bộ não càng được hoạt động nhiều thì nó sẽ càng được nhanh lớn, và bé sẽ có được nhiều khả năng hơn. Đây chính là cách tối ưu để tận dụng hoạt động của não bộ.

Các kích thích cần được tạo ra có mục đích chứ không phải nhờ yếu tố ngẫu nhiên. Những kích thích ngẫu nhiên với trẻ sẽ chẳng bao giờ là đủ cả.

Ngoài ra việc phó mặc cho ngẫu nhiên không khác gì là sự đánh bạc về tương lai của con mình vậy, giai đoạn từ 0 – 6 tuổi chính là giai đoạn tiền đề cho trí thông minh của trẻ sau này, trẻ có thể sẽ là một đứa trẻ thông minh học 1 biết 10 hay là một đứa trẻ chậm tiêu học 10 biết 1 chính là do giai đoạn từ 0 – 6 này.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là làm sao để kích thích não bộ của trẻ một cách khoa học và đúng đắn?

Chúng tôi có 2 tài liệu sau có thể giúp bạn:

1. Cuốn “KÍCH HOẠT NÃO BỘ TRẺ TOÀN DIỆN” bao gồm những kiến thức nền tảng.

Bình thường cuốn này được bán 200.000 VNĐ nhưng nay xin dành tặng bạn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ tại đây:


2. Cuốn “SỔ TAY VÀNG GLENN DOMAN” bao gồm những kiến thức chuyên sâu.

Bạn có thể tham khảo nó tại đây:


Chúc các bạn sẽ là những ông bố bà mẹ thông thái đem đến cho con yêu nhà mình những điều đúng đắn và tuyệt vời nhất!
__________

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

- NHỮNG NỖI KHỔ CỦA TRẺ SƠ SINH BỐ MẸ CẦN THẤU HIỂU – Tóm tắt chương 3 sách “Dạy trẻ thông minh sớm” của giáo sư Glenn Doman:


Share on Google Plus

About Giáo Dục Từ Sớm

Chúng tôi muốn giúp cho các bố mẹ có được một phương pháp nuôi dạy con trẻ thông minh hơn, khoa học hơn, tiên tiến hơn. Chúng tôi làm điều này bởi chúng tôi có một tình yêu đặc biệt với các em bé "thiên thần" hoàn toàn hồn nhiên và trong sáng. Chúng tôi tin rằng các em bé hoàn toàn "Xứng Đáng" được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời hơn từ bố mẹ để có được một tương lai sáng lạn hơn, thành công hơn và hạnh phúc hơn!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét