VÌ SAO TRẺ CẦN HỌC HỎI VỀ THẾ GIỚI XUNG QUANH NGAY TỪ SỚM?
1. Các "dữ kiện" là "cơ sở dữ liệu" của "trí thông minh"
Tự bản thân các dữ kiện có tạo nên trí tuệ không?
Không, tất nhiên là không rồi.
Nhưng chúng có thể tạo nên cơ sở để trí tuệ được hình thành.
Không có dữ kiện thì không có trí tuệ.
Theo bạn, nếu một đứa trẻ không nhận biết được số lượng thì đứa trẻ đó thể làm toán không? Chắc chắn là không.
Ở trong ví dụ trên, mỗi một con số chính là một dữ kiện, tập hợp tất cả các con số chính là một cơ sở dữ liệu và làm toán chính là trí thông minh.
Ở trong ví dụ trên, mỗi một con số chính là một dữ kiện, tập hợp tất cả các con số chính là một cơ sở dữ liệu và làm toán chính là trí thông minh.
Với một số dữ kiện ít ỏi ta sẽ có một trí tuệ kém cỏi.
Với một số dữ kiện trung bình ta sẽ có một trí tuệ trung bình.
Với một số dữ kiện khổng lồ ta sẽ có một trí tuệ thông minh.
Chương trình dạy trẻ về thế giới xung quanh sẽ cung cấp cho trẻ một kho dữ kiện toàn diện về tất cả mọi mặt trong cuộc sống như chim muông, hoa lá, sâu bọ, âm nhạc, hội họa, địa lí,... để trí tuệ đứa trẻ có thể phát triển một cách toàn toàn diện nhất.
2. Học là một bản năng tự nhiên của trẻ ngay từ khi sinh ra
Trẻ nhỏ sinh ra như một tờ giấy trắng, mọi thứ diễn ra xung quanh trẻ trong giai đoạn đầu đời này đều là đang viết lên tờ giấy trắng đó. Quá trình "viết lên tờ giấy trắng" này chính là quá trình "học hỏi theo bản năng tự nhiên" của trẻ, trong quá trình học hỏi theo bản năng tự nhiên này trẻ sẽ tiếp nhận bất kì thông nào từ môi trường xung quanh mà không hề có một sự lựa chọn nào cả. Các bé tiếp nhận tất cả những điều vô nghĩa nếu đó là tất cả những gì các bé có thể tiếp cận.
Trẻ nhỏ học từng giây phút mỗi ngày và chúng ta hàng ngày chính là người thầy lớn nhất đang dạy chúng - dù chúng ta có ý thức được điều đó hay không, vấn đề là nếu dạy các bé trong khi chúng ta không ý thức được điều đó thì rất nguy hiểm. Chúng ta có thể vô tình dạy cho chúng những điều mình không hề có ý định dạy, những điều không đáng học - hoặc ít nhất là không đáng học bằng những điều mà các bé đáng lẽ có thể học và học nhanh hon, dễ dàng hơn.
Đơn giản như kiến thức về thế giới xung quanh chính là những điều đáng học.
Cứ tỉnh táo là trẻ học, không dạy trẻ cũng học, đằng nào trẻ cũng học, vậy chúng ta hãy chủ động dạy trẻ những điều có ý nghĩa.
3. Học cũng chính là nỗi niềm khát khao lớn nhất của trẻ
Trẻ ham học hơn cả ăn, ham học hơn cả ngủ, trẻ tận dụng mọi phút giây tỉnh táo để được học hỏi.
Nếu bạn hiểu được cách học, cách tiếp nhận kiến thức của trẻ rồi dạy đúng phương pháp theo cách học, cách tiếp nhận đó thì bạn sẽ chứng kiến được sự hào hứng, thích thú, chăm chú vô cùng mỗi khi trẻ được học.
Mọi thứ xung quanh như chim muông, hoa lá, sâu bọ trong vườn, những bức họa đẹp, những bản nhạc hay,...tất cả đều mới lạ và kì diệu với trẻ. Trẻ đang vô cùng tò mò và ham thích được khám phá tất cả những điều đó, và chương trình dạy trẻ thế giới xung quanh chính là chương trình sẽ dạy trẻ tất cả những điều này.
4. Khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ giai đoạn sơ sinh là không giới hạn
Bạn có thể dạy một đứa trẻ bất cứ điều gì bạn diễn đạt cho nó một cách thẳng thắn và xác thực.
Não bộ trẻ giai đoạn đầu đời này phát triển bùng nổ, mang theo một tiềm năng khổng lồ, tiềm năng khổng lồ này có thể chứa đựng tinh hoa toàn bộ nhân loại, nhưng nếu tiềm năng đó không được tận dụng và sử dụng sẽ bị thui chột dần và mất đi, và đứa trẻ trong 6 năm đầu đời sử dụng bao nhiêu tiềm năng thì chừng đó năng lực được giữ lại về sau.
Những đứa trẻ về sau thông minh xuất chúng chính là nhờ bố mẹ đã kích hoạt và giữ lại tối đa tiềm năng so với những đứa trẻ bình thường khác. Ngược lại những đứa trẻ kém thông minh là vì chúng đã được kích hoạt ít hơn những đứa trẻ bình thường.
5. Khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian
Càng gần sơ sinh thì những năng lực của trẻ càng lớn, và dù chúng ta có muốn hay không muốn thì những năng lực của trẻ vẫn sẽ bị giảm dần theo thời gian, còn giảm ít hay giảm nhiều lại phụ thuộc vào việc chúng ta kích hoạt và giữ lại bao nhiêu tiềm năng đó.
Và một điều hiển nhiên là: Dạy cho trẻ 5 tuổi dễ hơn 6 tuổi, 4 tuổi dễ hơn 5 tuổi, 3 tuổi dễ hơn 4 tuổi, 2 tuổi dễ hơn 3 tuổi, và dễ nhất là trước 1 tuổi.
Dạy trẻ càng sớm thì càng dễ và những năng lực của trẻ càng được giữ lại tối đa!
6. Tất cả những điều trẻ học được bây giờ sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời
Tất cả những gì người lớn được học sẽ qua xử lí ý thức và lặp đi lặp lại rất nhiều lần rồi mới đi vào tiềm thức. Còn những gì trẻ học được giai đoạn đầu đời này sẽ đi thẳng luôn vào tiềm thức và đi theo trẻ suốt cả cuộc đời.
Giai đoạn đầu đời này nếu đứa trẻ được học tiếng Việt thì cả đời nói tiếng Việt, nếu vẫn đứa trẻ đó mà được học cả tiếng Việt và tiếng Anh thì cả đời trẻ sẽ có thể nói cả 2 thứ tiếng Anh và tiếng Việt,...
Nếu bố mẹ dạy trẻ đúng phương pháp thì những thông tin về thế giới xung quanh trẻ được học trong giai đoạn đầu đời này sẽ lưu giữ cả đời. Bố mẹ sau khi dạy xong thì sẽ quên dần và và thậm chí sau một thời gian hỏi lại sẽ chẳng còn nhớ được bao nhiêu, nhưng những đứa trẻ cả đời sẽ lưu nhớ và bạn có thể hỏi lại bé bất cứ lúc nào bé sẽ đọc cho bạn nghe vanh vách.
Thật xấu hổ cho người lớn chúng ta không bằng được những em nhỏ bé xíu nhưng đó là sự thật hiển nhiên mà chúng ta đành phải chấp nhận mà thôi.
Nếu bạn dạy con đúng phương pháp thì bạn sẽ được chứng kiến "thần đồng" ngay tại chính ngôi nhà của mình!
-------------------------
Xem thêm:
- Các sản phẩm về giáo dục sớm cho trẻ của chúng tôi
0 nhận xét :
Đăng nhận xét