HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ HỌC LIỆU "DẠY TRẺ HỌC TOÁN"
Độ tuổi áp dụng hiệu quả nhất: 3 tháng đến 4 tuổi
Những nguyên tắc vàng khi dạy trẻ học Toán:
1. Bắt đầu sớm nhất có thể
2. Luôn luôn hào hứng
3. Tôn trọng con mình
4. Chỉ dạy khi bạn và con đều thấy vui vẻ, thoải mái
5. Dừng lại trước khi con bạn muốn dừng
6. Trình bày tài liệu học tập nhanh chóng
7. Thường xuyên giới thiệu tài liệu mới
8. Lên chương trình phù hợp và ổn định
9. Chuẩn bị tài liệu cẩn thận và đều đặn
10. Ghi nhớ nguyên tắc an toàn
5 bước dạy trẻ học Toán:
Bước 1: Nhận biết số lượng
Bước 2: Các phương trình toán học
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Bước 4: Nhận biết các chữ số
Bước 5: Các phương trình số học
Kĩ thuật:
Bước 1: Nhận biết số lượng
- Ngày 1:
Lấy 5 thẻ chấm từ 1 đến 5 (thẻ 0 chấm ta sẽ dạy cuối cùng sau khi trẻ đã hiểu bản chất số lượng). Dạy 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 phút, dạy lần lượt từ thấp đến cao.
Cầm tấm thẻ lên, cho trẻ xem và nói với chúng một cách thích thú: đây là "một".
Lần lượt làm y như vậy với các tấm thẻ hai chấm, ba chấm, bốn chấm, năm chấm.
Khi học xong, hãy ôm hôn, vỗ về trẻ, khen ngợi trẻ và cho trẻ vận động, chơi trò chơi.
- Ngày 2: tương tự ngày 1 nhưng dạy từ thẻ chấm 6 đến 10.
- Ngày 3, 4, 5:
Tiếp tục dạy trẻ 2 bộ thẻ của ngày 1 và ngày 2 nhưng ta sẽ xáo trộn 2 bộ.
Ví dụ: Bộ 1 không phải là 1, 2, 3, 4, 5 nữa mà là 10, 2, 3, 5, 7, bộ 2 không phải là 6, 7, 8, 9, 10 mà là 1, 8, 4, 9, 6.
Mỗi bộ dạy 3 lần cho 1 bộ, vậy 2 bộ là 6 lần/ngày.
- Ngày thứ 6:
Loại bỏ 2 tấm thẻ nhỏ nhất(tức bỏ 1 và 2), thêm 2 tấm thẻ mới tiếp theo(tức thêm 11, 12).
Tiếp tục chia làm 2 bộ thẻ chấm
Mỗi lần học là 1 bộ thẻ chấm gồm 5 tấm thẻ, tráo 1hình/1giây
Số lần thực hiện: 3 lần/ngày cho 1 bộ thẻ chấm (2 bộ thì sẽ là 6 lần/ngày)
Mỗi lần cách nhau 15phút, xáo trộn thẻ sau mỗi lần dạy.
Sau mỗi lần dạy hãy ôm hôn, vỗ về trẻ, khen ngợi trẻ và cho trẻ vận động, chơi trò chơi.
- Những ngày tiếp theo:
Tiếp tục bỏ 2 tấm cũ nhỏ nhất và thêm 2 tấm thẻ mới vào.
Cách dạy tương tự như ngày 6.
Khi dạy đến thẻ 20 ta bắt đầu bước sang bước 2.
Bước 2: Các phương trình toán học
Nói cho trẻ nghe đơn giản và dõng dạc " một cộng hai bằng ba" và vừa nói chúng ta vừacho trẻ thấy tấm thẻ. Chúng ta cầm tấm thẻ số 1 lên và nói "một" (đặt tấm thẻ số 1 xuống) nói "cộng" (nhặt tấm thẻ số 2 lên) và nói "hai" (đặt tấm thẻ số 2 xuống) và nói "bằng" (đồng thời nhặt tấm thẻ số 3 lên) sau đó nói "ba".
Mỗi lần học chỉ dạy 3 phép toán, một ngày 3 lần có nghĩa là dạy 9 phép toán, mỗi phép toán chỉ dạy 1 lần duy nhất không dạy lại lần 2.
Sau 2 tuần dạy phép cộng sẽ dạy sang phép trừ, dạy phép trừ 2 tuần thì đến phép nhân rồi tương tự đến phép chia.
Lưu ý:
- Chuẩn bị sẵn các tấm thẻ khi dạy trẻ phương trình,
- Không dạy trẻ các phép toán mang tính quy luật như 1+2=3, 1+3=4, 1+4=5,…
- Thống nhất 1 loại ngôn ngữ khi dạy. Ví dụ nói "một cộng hai bằng ba" không nói "Một thêm hai thành ba".
Chương trình dạy trẻ học toán hàng ngày của bước 2
Lần 1: Thẻ chấm
Lần 2: Phép tính trừ
Lần 3: Thể chấm
Lần 4: Thẻ chấm
Lần 5: Phép tính trừ
Lần 6: Thẻ chấm
Lần 7: Thẻ chấm
Lần 8: Phép tính trừ
Lần 9: Thẻ chấm
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Đưa ra cho con những có hội để giải quyết vấn đề.
Lần đầu tiên bạn tập cho con chọn số trước.
Ví dụ: Dùng hai tấm thẻ có những chấm tròn, có hai số15 và 23. Hãy giơ hai tấm thẻ lênvà hỏi "Đâu là 23?"
Sau đó, bạn đưa ra 2 tấm thẻ chấm tạo thành 1 phép tính và 2 tấm thẻ để làm kết quả cho trẻ lựa chọn.
Lưu ý: Đừng bắt con đưa ra đáp số ngay, mà hãy để con lựa chọn một trong hai đáp án có thể. Sau này trẻ đã quen thì không cần đưa ra phép toán nữa, chỉ cần đọc và đưa ra 2 kết quả để trẻ lựa chọn
Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần giải quyết 3 phép toán khác nhau.
Khi trẻ đã học đủ cộng trừ nhân chia ta bắt đầu chuyển sang biểu thức có 3 phần tử trở lên. Ví dụ: 2+3+4=9.
Chương trình học mỗi ngày bây giờ sẽ là: 9 lần học, mỗi lần học 3 phương trình 3 phần tử, tập giải các bài toán sau mỗi lần học.
Vì thế bạn sẽ đưa ra câu trả lời cho ba phép toán mẫu trong mỗi lần học vàsau đó sẽ đưa cho con cơ hộitự chọncâu trả lời cho phép toán thứ tư nếu con sẵn sàng.
Tiếp theo, ta sử dụng những biếu thức có gộp cả cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Bạn cũng có thể tạo ra cácnhóm biểu thức mà có một vàiphần tử chung. Con bạn sẽ hiểu thêm những mối liên hệ.
Ví dụ: [40 + 15 – 30= 25, 40 + 15 – 20 = 35, 40 + 15 – 10= 45]
hay [7 + 15 + 8 = 30, 7 + 8 + 15 = 30, 15 + 8 + 7 = 30]
hay [4 x 3 x 5 = 60, 3 x 5 x 4 = 60, 5 x 3 x 4 = 60]
hay [6 x 14 / 2 = 42, 6 / 2 x 14 = 42, 14 / 2 x 6 = 42]
Lưu ý: Không gộp cộng/trừ với nhân/chia trong phép toán, điều này con bạn sẽ khám phá sau.
Sau vài tuần, ,bạn lại có thể tăng lên tiếp phép toán 4 phần tử. Ví dụ: 56 + 20 – 16 – 4 = 56
Nếu bà mẹ nào có hứng thú dạy con chuyên sâu hơn thì có thể dạy thêm một số gợi ý sau đây:
1. Dãy số
2. Lớn hơn, nhỏ hơn
3. Đẳng thức và bất đẳng thức
4. Số đơn lẻ
5. Phân số
6. Đại số đơn giản
Bước 4: Nhận biết các chữ số
Nếu bà mẹ nào có hứng thú dạy con chuyên sâu hơn thì có thể dạy thêm một số gợi ý sau đây:
1. Dãy số
2. Lớn hơn, nhỏ hơn
3. Đẳng thức và bất đẳng thức
4. Số đơn lẻ
5. Phân số
6. Đại số đơn giản
Bước 4: Nhận biết các chữ số
Số lượng mới là bản chất toán học, còn chữ số (1, 5, 13,...) chỉ là kí hiệu tượng trưng cho số lượng mà thôi.
Ở bước 1 ta đã dạy trẻ nhận biết được số lượng rồi bây giờ ta sẽ cho trẻ nhận biết chữ số.
Cách dạy tương tự như bước 1, chỉ thay vì dạy trẻ chấm bây giờ ta sẽ dạy trẻ chữ số.
Vì con bạn đã học bản chất nên bây giờ học chữ số sẽ rất nhanh, nếu bạn thấy trẻ mất chú ý và hứng thú thì hãy tăng tốc độ giới thiệu dữ liệu. Thay vì rút ra hai tấm thẻ mỗi ngày, bạn có thể rút ba hoặc bốn thẻ và thay vào đó là ba, bốn thẻ mới.
Thông thường, sẽ không mất quá 15 ngày để bạnvà con học xong cácsố từ 0 tới 100.
Khi bạn đã dạy con tới số 100, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi dạy con nhữngsốlớn hơn 100 như 200, 300, 400, 500 và 1.000. Sau đó quay lại dạy con số 210, 325, 450, 586, 1.830. Lúc nàybạn không cần phảiđưa ra số một cách rõ ràng nữa vì như vậysẽkhiến con nhanh nhàm chán.
Khi bạn đã dạy con được các số từ 0 tới 20, thì đó cũng là lúc bạn bắt đầu bước bắc cầu kết nối các kí hiệu với các chấm tròn, và bắt đầu dùng những kí hiệu +, -, x, :, =,...
Khi bạn đã dạy con được các số từ 0 tới 20, thì đó cũng là lúc bạn bắt đầu bước bắc cầu kết nối các kí hiệu với các chấm tròn, và bắt đầu dùng những kí hiệu +, -, x, :, =,...
Ví dụ: Bạn lấy một thẻ có "10 chấm" và đặt xuống nền nhà, sau đó đặt dấu "nhỏ hơn", và đến tấm thẻ "chữ số 35", rồi nói: "mười nhỏ hơn ba mươi lăm".
Bước 5: Phép toán với các con số
Bạn sẽ làm giống bước 2 nhưng sẽ là những con số chứ không phải chấm tròn nữa.
Rồi sau đó tương tự làm tiếp bước 3 với những con số.
Lúc này bạn có thể tự viết các phép toán với cỡ chữ nhỏ hơn ra giấy và để cho con nói kết quả.
Lưu ý: Cỡ chữ của bạn phải nhỏ hơn một cách từ từ, nếu bạn chuyển sang cỡ chữ quá nhỏ nhanh quá, con bạn sẽ mất tập trung và ít hứngthú.
Lưu ý:
Đây chỉ là quy trình đơn giản để áp dụng các tấm thẻ (quy trình này sẽ bị thay đổi tùy thuộc những yếu tố khác nhau). Ở những khóa học chuyên sâu bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách tự làm bộ toán rất đơn giản và sẽ được học những kiến thức chuyên sâu và quan trọng hơn rất nhiều.
Bạn có thể tham khảo thêm về các sản phẩm của chúng tôi TẠI ĐÂY.
Lưu ý:
Đây chỉ là quy trình đơn giản để áp dụng các tấm thẻ (quy trình này sẽ bị thay đổi tùy thuộc những yếu tố khác nhau). Ở những khóa học chuyên sâu bố mẹ sẽ được hướng dẫn cách tự làm bộ toán rất đơn giản và sẽ được học những kiến thức chuyên sâu và quan trọng hơn rất nhiều.
Bạn có thể tham khảo thêm về các sản phẩm của chúng tôi TẠI ĐÂY.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét