TRẺ CÒN NHỎ VẬY HỌC CÓ ÁP LỰC QUÁ KHÔNG?
Không có trẻ nào không nghe tiếng Việt bao giờ lại có thể biết nói tiếng Việt.
Không có đứa trẻ nào biết chửi bậy nếu chưa bao giờ nghe một ai đó chửi bậy.
Bất kể điều gì trẻ nghe thấy, nhìn thấy, trẻ tiếp xúc, trẻ nếm, trẻ ngửi thì đều là trẻ đang học.
Trẻ không phân biệt đó là bài học thú vị hay đó là một trò chơi thú vị.
Trẻ chỉ phân biệt là nó thú vị hay không thú vị mà thôi.
Thực ra thì cách dạy con của người Việt lại luôn tạo áp lực cho trẻ hàng ngày mà không biết.
Ví dụ: Cho con ăn cũng là ép con ăn, cho con ngủ cũng là ép con ngủ, thậm chí cho con chơi cũng là ép con chơi, cứ điều gì mà con không nghe là lại quát, dọa, thậm chí là đánh...
Ở những nước văn minh họ không bắt ép con làm điều gì cả, thay vào đó họ tạo niềm vui, sự thích thú để con tự muốn làm điều đó.
Tiềm năng não bộ của trẻ:
Càng gần sơ sinh thì khả năng tiếp thu của trẻ càng thần kì.
Nhưng cách học, cách tiếp thu, cách hoạt động não bộ của trẻ lại khác với người lớn nên chúng ta phải có phương pháp dạy phù hợp với cách học của trẻ thì trẻ mới thích thú học và tiếp thu được gần như là toàn bộ những gì chúng ta dạy.
Kết luận:
Việc chúng ta dạy trẻ học mà trẻ không thích thú thì đúng là đang tạo áp lực cho trẻ, những nếu trẻ thích thú đòi học thì đó là một sự thư giãn đối với trẻ.
Tất cả chỉ là ở phương pháp dạy của bố mẹ, những kiến thức, kĩ năng dạy của bố mẹ thế nào mà thôi.
Ở >>ĐÂY<< chúng tôi sẽ có những sản phẩm giúp bạn có được phương pháp tối ưu nhất để dạy con con, các kỹ năng vận động cho con, kỹ năng chơi với con để con có thể phát triển tối đa nhất cả về trí tuệ, thể chất và tâm hồn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét